TÌM VỀ NƠI YÊN NGHỈ CỦA CỤ HÀN THUYÊN - NGUYỄN THUYÊN
Tại Làng Lưu Đồn,
xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Hàn Ngọc Sơn
tháng 12 - 2011
Lăng
mộ cụ Hàn Thuyên
Tôi là Hàn Ngọc Sơn, năm nay (2011) 72
tuổi, là đời thứ 14 dòng họ Hàn Ngọc ở xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Là người được gia tộc ủy nhiệm trông nom Tộc phả. Trong tộc phả có ghi: " Họ Hàn gốc Việt là dòng họ duy nhất có
ở Việt Nam, từ khi thành lập đến nay khoảng 700 năm, cư trú tương đối tập
trung, trong ngôn ngữ và sinh hoạt theo phong tục, tập quán thuần Việt. Địa
danh làng Thứa, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cũng là cái nôi của dòng
họ Hàn. Đó là sự khẳng định có tính lịch sử, xã hội và nhân văn" …"và
hy vọng chương trình Tìm về cội nguồn
thủy Tổ sẽ được chắp nối khả dĩ xuyên suốt khoảng 700 năm từ khi thành lập
(cuối thế kỷ 13) và phát triển dòng họ Hàn gốc Việt đến nay. Cũng là sự mong
muốn tìm về cội nguồn huyết mạch của những trường hợp di tản mất liên hệ lâu
nay. Mọi trường hợp và có cơ hội quan hệ, các thành viên họ Hàn hãy giúp đỡ lẫn
nhau tìm về cội nguồn huyết mạch trên tinh thần: " Con một cha, nhà một nóc; Nhiễu điều phủ lấy giá gương ".
Thật may mắn khi đọc được tin bài đăng
trên trang web Hồn Việt Quốc học của ông Phạm Minh Đức, ghi ngày 31 tháng 5
năm 2010, với tiêu đề: "Hành trình
đi tìm nơi yên nghỉ của nhà văn hóa lớn
Nguyễn Thuyên". Qua bài viết mà biết được ông Phạm Minh Đức đã về Làng
Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, gặp ông Nguyễn Duy
Cuông, 79 tuổi, là thành viên ngành trưởng dòng họ Nguyễn ở Lưu Đồn, ông trông
nom phần tộc phả của 4 chi họ Nguyễn, đã giới thiệu tộc phả và dẫn đi thăm mộ
Thượng Tổ họ Nguyễn, thăm mộ các danh thần đời Trần, trong đó có mộ ngài Nguyễn
Thuyên - Hàn Thuyên, và thăm từ đường họ Nguyễn.
Trích lược một số
tư liệu bài viết như sau:
Cao Tổ của Nguyên Thuyên húy là Thùy, mộ
táng ở núi Thiên Tôn, Gia Miêu, Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung) Thanh Hóa.
Thượng Tổ là Nguyên Quý công tự Lưu Phúc, làm Tưởng binh Long Thành thời vua Lý
Huệ Tông (1211-1224). Ngài Lưu Phúc sinh được 4 người con: 1) Nguyễn Liêu Công
tự Trung Chính (Công Thành); 2) Nguyễn Quý Công tự Bản Thân; 3) Nguyễn Quý Công
tự Bản Ngộ (Nguyễn Thuyên); Nguyễn Quý Công tự Sùng Trọng. Các ông đều là thủy
tổ của 4 chi họ Nguyễn ở làng Lưu Đồn. Gia phả còn ghi rõ chức tước khi còn
sống, nơi chôn cất các ông sau khi mất, duệ hiệu phong thần cho các ông.
Tộc phả ngành trưởng còn ghi tiếp về sau:
- Đệ nhất thủy tổ:
Nguyễn Liêu Công và bà hiệu Từ Tâm sinh ra 7 người con: Ngay Lành tướng quân,
Lưu Đức tướng quân, Mãnh Do tướng quân (Nguyễn Khoái), Mãnh Thịnh tướng quân,
Mãnh Đột tướng quân (Nguyễn Địa Nô), Phúc Hiền tướng Quân, Phúc Thịnh tướng
quân.
Nguyễn Liêu Công cùng với Bùi Công Bình, Dương Mãnh Đại được vua Trần
Thái Tông cử về xây dựng ấp Vạn An và cung Trần Vương Lưu Đồn ( Còn gọi là cung
Trần Vương dã ngoại) làm căn cứ trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
Nguyên-Mông lần thứ 2, thứ 3 (1285, 1288). Do có công nên Bùi Công Bình được
phong tới chức Thái Bảo, Nguyễn Liêu Công Trưởng binh Long Thành, các ông đều
được phong tước Công, khi chết được phong tước Đại Vương: Hùng Thắng Đại Vương,
Hùng Cảnh Đại Vương, Hùng Xuyên Đại Vương. Mộ Nguyễn Liêu Công táng tại cửa
Đông cung Trần Vương, giỗ ngày 8 tháng giêng.
- Đệ nhị thủy tổ: Nguyên
Quý Công tự Bản Thân, Thái học sinh, Thượng thư Lễ Bộ triều Trần Nhân Tông, tục
danh Nguyễn Thân. Mộ táng tại Gồ Voi.
- Đệ tam thủy tổ:
Nguyễn Quý Công tự Bản Ngộ, tục danh Nguyễn Thuyên, Thái học sinh, Thượng Thư
Hình Bộ triều Trần Nhân Tông. Mộ phần ký táng tại Gồ Phượng, cánh đồng Quy
Đông, làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Mộ bà Bùi
Thị táng ở Diêm Tỉnh xã (nay thuộc xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình).
- Đệ tứ thủy tổ:
Nguyễn Quý Công tự Sùng Trọng, Thái học sinh, Thượng Thư Bộ Hộ triều Trần Nhân
Tông. Mộ táng tại Gồ Phượng.
Những tư liệu trên cho ta biết: Cao tổ
ngài Nguyễn Thuyên ở Thanh Hóa, đến thượng tổ đã rời Thanh Hóa ra làm quan ở
kinh thành Thăng Long. Nguyễn Thuyên sinh ra ở kinh thành, lớn lên học hành thi
đỗ ra làm quan. Chiến tranh chống Nguyên-Mông lần 2 và 3, ông cùng triều đình
đi "sơ tán" về Lưu Đồn (Thái Bình).
Vì có anh cả Nguyễn Liêu Công về mở đất
này, nên cả 4 anh em ông khi về trí sĩ đều về đây, chết chôn ở đây, là thủy tổ
của 4 chi họ Nguyễn ở Lưu Đồn. Phần mộ, nhà thờ các ông vẫn được các thế hệ sau
trông nom, chăm sóc.
Ban thờ cụ Hàn Thuyên
Nguyễn Thuyên là con thứ ba của ngài Nguyễn
Lưu Phúc. Theo cụ Nguyễn Duy Cuông cho biết thì Từ Đường thờ cụ Nguyễn Thuyên
(Hàn Thuyên) được xây dựng từ sớm, nhưng năm 1943 làng bị
hỏa
hoạn cháy cả làng, từ đường cũng bị cháy, năm 1993 họ Nguyễn Văn xây lại, vẫn
giữ được đôi
câu đối
thờ:
" Phú quý phong lưu nguyên dã
viễn,
Y quan Hình Bộ, thế kỳ xương "
(Tạm
dịch là: Phú quý phong lưu nhờ tài cao; Dòng dõi Thượng Thư đời đời hưng
thịnh).
Bức Đại Tự ở từ đường có 3 chữ: " Địa Trường Xuân " (Đất này
mãi mãi xanh tươi).
Làng Lưu Đồn thuộc xã Thụy Hồng là vùng
đất phía hạ lưu Sông Hóa, ở phía đông bắc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ngày
nay. Cứ địa Lưu Đồn xưa không được viết trong sử sách, ít được người đời biết
đến, vì có lời căn dặn rằng: "Bí mật
cẩn tích, ngôn thế tiền nhân" (Cha ông xưa đã dặn phải tuyệt đối giữ
bí mật), bởi thế nhà văn hóa lớn Nguyễn Thuyên
(Hàn Thuyên) cũng nằm trong bí mật đó.
Tôi chân thành cảm ơn ông Phạm Minh Đức.
Lễ
dâng hương ở Từ Đường
Lịch sử đã ghi nhận: Họ Hàn có nguồn gốc
từ họ Nguyễn, khi vua Trần Nhân Tông (1279-1293) ra chiếu chỉ đổi từ Nguyễn
Thuyên thành Hàn Thuyên.
Theo Việt
Nam sử lược của Trần Trọng Kim, thì cụ Hàn Thuyên quê ở làng Lai Hạ, huyện Thanh Lâm, phủ Nam
Sách, tỉnh Hải Dương; Nay là xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Trên báo điện tử Bắc Ninh ra ngày 8 tháng 4
năm 2011 có đăng tin: "Đền thờ danh
nhân khoa bảng Hàn Thuyên mới được xây dựng khang trang". Bài báo còn
ghi: Nguyễn Thuyên (tức Hàn Thuyên), sinh ngày 15 tháng 2, mất ngày 17 tháng 5
(hiện chưa rõ năm sinh, năm mất), người thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Thuyên là cháu gọi cụ Nguyễn Dương là ông nội, cụ
Nguyễn Dương là võ cử làm quan thời nhà Lý được phong Thái Bảo - Quân Công. Năm
1151, thời Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định (1140-1162), cụ Nguyên Dương bị gian
thần hãm hại. Sau sự kiện đó, con cháu cụ Nguyễn Dương, trong đó có cụ Nguyễn
Thuyên phải sống ẩn dật. Năm Đinh Tị 1247, Trần Thái Tông, niên hiệu: Thiên Ứng
Chính Bình (1232-1250), mở khoa thi Đại Tị lấy đại học sĩ. Nguyễn Thuyên tham
gia thi và đỗ Tiến sĩ, ra làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư, thời vua Trần Nhân Tông.
Tưởng nhớ công lao to lớn của danh nhân
khoa bảng Hàn Thuyên, người dân Lai Hạ đã lập đền thờ tại đất ở của cụ ngày xưa
và tổ chức cúng giỗ hàng năm. Trong chiến tranh, đền thờ cụ Hàn Thuyên nhiều
lần bị tàn phá. Năm 2004, UBND xã Lại Hạ đã thành lập Ban vận động xây dựng,
tôn tạo ngôi đền. Từ nhiều nguồn kinh phí (của tỉnh, của huyện và các nhà hảo
tâm), đền thờ danh nhân khoa bảng Hàn Thuyên ngày nay được xây dựng bề thế,
khang trang. Ông Nguyễn Hữu Dính là trưởng tộc dòng họ cụ Hàn Thuyên chia sẻ: "
Ngày giỗ tổ dòng họ vào 17 tháng 5 âm lịch hàng năm "
Trong phần lưu bút tại Đền thờ cụ Hàn
Thuyên, ông Trần Văn Túy, ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư
Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi: " Quê hương ta tự hào có cụ Hàn Thuyên
(tức cụ Nguyễn Thuyên), là bậc chân nho …, người có công làm tỏa sáng, phong
phú nền thơ ca và học vấn dân tộc ta trong nhiều thế kỷ qua. Tri ân các bậc
tiền nhân, nhằm giáo dục truyền thống văn hiến và khoa
bảng;
Đền thờ Danh nhân Hàn Thuyên được tu bổ khang trang. Tôi mong Đảng bộ và nhân
dân
huyện
Lương Tài, xã Lai Hạ đoàn kết, năng động, xây dựng quê hương giầu đẹp, văn minh
xứng đáng với vùng đất điạ linh, nhân kiệt đã sản sinh ra danh nhân Hàn Thuyên ".
ĐỀN THỜ CỤ HÀN THUYÊN Ở LAI HẠ
Nội dung những tư liệu ghi ở trên rất đáng
trân trọng. Tuy nhiên cũng còn những điều thắc mắc cần được kiểm chứng thêm:
1) Cụ
Hàn Thuyên gốc gác quê ở Thanh Hóa, ông nội tên húy là Thùy, phụ thân là Nguyễn
Quý Công tự Lưu Phúc, làm Trưởng binh Long Thành, thời vua Lý Huệ Tông
(1211-1224). Nguyễn Thuyên sinh ra ở Kinh Thành, lớn lên học hành thi đỗ ra làm
quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư, thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Vậy ông
nội cụ Thuyên tên là Thùy hay tên là Nguyễn Dương; cụ Hàn Thuyên sinh ra ở Kinh
thành Thăng Long, hay sinh ra ở Lai Hạ, Lương Tài, Bắc Ninh - Cũng được coi là
chỗ quê nhà.
2) Có
sự thật từ đời ông nội cụ Hàn Thuyên là cụ Nguyễn Dương gặp tai họa, để con
cháu phải sống ẩn dật, phải " mai danh, ẩn tích ", phiêu dạt khắp nơi
?.
3) Theo
bài viết của nhà văn Nguyễn Khải, đăng trên Tập san Công an thành phố Hồ Chí
Minh, được biết: Không phải tất cả các chi họ Nguyễn đều đổi thành họ Hàn. Điều
đó lý giải được thắc mắc vì sao hiện tại hậu duệ của cụ Hàn Thuyên nhiều người
vẫn mang họ Nguyễn. Trong phả của dòng họ Nguyễn ở Lưu Đồn, chi họ của cụ Hàn
Thuyên không được ghi tiếp các đời con cháu hậu duệ về sau, liệu có rơi vào
tình trạng phải " Bí mật cẩn tích, ngôn thế tiền nhân " nghĩa là:
(Cha ông xưa đã dặn phải tuyệt đối giữ bí mật).
4) Cụ
Hàn Thuyên khi về trí sĩ lại về ở làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình, chết chôn ở đây, lăng mộ ở Gồ Phượng cánh đồng Qui Đông thuộc
làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng. Nhà thờ cụ Hàn Thuyên được các hậu duệ đời sau
trông nom, thờ cúng, lấy ngày 8-6 và 8-12 làm tế tổ. Ông Nguyễn Văn Thành là
trưởng chi họ của cụ Hàn Thuyên, hiện đang ở làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Từ những vấn đề đặt ra ở trên, và sự chắp
nối các sự việc được truyền khẩu trong dòng họ ở Lai Hạ, Bắc Ninh và ở Lưu Đồn,
Thái Bình, hình thành câu chuyện diễn biến hợp lý, xác thực hơn.
Xin tóm lược như sau:
Không chỉ từ đời ông nội cụ Hàn Thuyên gặp
tai họa, để các con cháu phải sống ẩn dật; mà ngay cả thời cụ Hàn Thuyên cũng
gặp phải tai họa, được truyền kể như
sau: Khi cụ về Lai Hạ làm trang viên để ở, kiểu nhà giống như cung điện nhà vua,
vì thế mà coi như phạm thượng, cụ bị xử phạt theo lệ "Tam ban Triều
điển", dành cho các đế vương, khanh tướng phạm tội chết. Cụ đã ném gươm
xuống sông Lục Đầu, cùng con cháu bỏ đi nơi khác, để mai danh ẩn tích, bảo vệ
cho con cháu dòng
họ về
sau. Vì thế ở Lai Hạ không còn chi họ Hàn nào.
Sau sự việc đó, được biết cụ Hàn Thuyên đã
về làng Lưu Đồn, Thái Bình, là nơi cả 4 anh em cụ đã về trí sĩ, biết mình không
thể thoát chết được, nên đã làm sẵn huyệt mộ rồi xuống đó tự chết. Dặn lại con
cháu phải: " Bí mật cẩn tích, ngôn thế tiền nhân " nghĩa là (Cha ông
xưa đã dặn phải tuyệt đối giữ bí mật). Vì thế mà nhà văn hóa lớn Hàn Thuyên
cũng nằm trong bí mật đó ? !
Những sự kiện lịch sử của dòng họ còn nhiều
điều muốn biết, nhưng sự thăng trầm của dòng họ cùng với sự thăng trầm của đất
nước, là thực tế lịch sử đã trải qua. Tộc phả không ghi chép được liên tục,
không cất giữ được, thậm chí còn phải chôn dấu đi và mất tích. Do đó, có những
dữ kiện không truy cứu được, những sự việc không hình dung hết được. Tình huống
họ Hàn cũng nằm trong bối cảnh này. Cái mà dòng họ Hàn còn có được:
- Một
là: Phần mộ của thủy tổ Hàn Thuyên được gìn giữ và tôn tạo khang trang đẹp đẽ,
có Từ Đường để hương đăng thờ phụng Tổ tông, lấy ngày 8-6 và 8-12 âm lịch hằng
năm làm tế Tổ. Công lao trước nhất thuộc về 4 chi họ Nguyễn ở làng Lưu Đồn, xã
Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Hai
là: Đền thờ Danh nhân Văn hóa lớn Hàn Thuyên ở Lai Hạ, Lương Tài, Bắc Ninh,
được xây dựng lại năm 2004 bề thế, khang trang, trên đất ở của cụ ngày xưa.
Được Bộ Văn hóa cấp " Bằng công
nhận di tích LỊCH SỬ - VĂN HÓA "
ngày 20 tháng 4 năm 1995. Ngày giỗ Tổ dòng họ vào 17 - 5 âm lịch hàng
năm, ở nhà trưởng tộc là ông Nguyễn Hữu Dính, thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Theo
ức đoán của người viết bài: Những người họ Hàn gốc Việt về sau lại được quyền
công dân, tự do tham gia việc nước, điển hình như ngài Hàn Quốc Lưu, đô phù
Bình Định Vương Lê Lợi Khởi nghĩa Lam Sơn - Mười năm chống quân Minh (giặc Ngô)
(1418-1427). Tháng chạp năm 1427 giải phóng thành Đông Quan, quân Minh rút về
Tầu; Ngài lên ngôi tôn Vua Lê Thái Tổ (1428-1433), Niên hiệu Thuận Thiên. Ngài
Hàn Quốc Lưu được phong chức: " Quản Binh Phù Nghĩa Hầu ". - Là hàng
thứ 2 trong 5 chức quan đại thần: " Công, Hầu, Bá, Tử , Nam
". (Tư liệu đã được ghi trong tộc phả họ Hàn).
Dòng họ Hàn gốc việt duy nhất có ở Việt
Nam, đã thừa nhận cụ Hàn Thuyên là Thủy Tổ của dòng họ, nhưng sự hiểu biết về
thân thế, sự nghiệp ở cụ còn rất hạn chế, tộc phả của nhiều chi họ Hàn ở Việt Nam
hiện nay, hầu như không ghi chép chắp nối xuyên suốt được khoảng 700 năm từ khi
thành lập (cuối thế kỷ 13) cho đến nay. Trong chính sử và dã sử cũng rất ít ghi
chép về cụ Hàn Thuyên.
Dòng họ Hàn ở Dị Sử cũng không rõ từ bao
giờ, nhà nước ta công nhận cụ Hàn Thuyên là Danh nhân đất nước (Quốc tính),
hiện nay danh tính của cụ đã được ghi trên các công trình văn hóa, xã hội ở
Việt Nam .
Vì vậy, dòng họ Hàn ở Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng
Yên, đã đặt ra chương trình: " Tìm về cội nguồn thủy tổ
" ; Và khi nhận được những thông tin liên quan đến cụ Hàn Thuyên,
đã tổ chức đi tìm hiểu xem sự thực ra sao.
- Ngày 6 tháng 9 năm 2011 đã tổ chức một
Đoàn về làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, để tìm
hiểu về gốc tích họ Hàn. Đoàn đã được các vị đại diện 4 chi họ Nguyễn ở Lưu Đồn
tiếp đón nhiệt tình, tổ chức gặp gỡ các gia đình, và làm lễ dâng hương tại nhà
thờ cụ Hàn Thuyên, giới thiệu và trao tặng tộc phả hai bên, sau đó đi thăm và lễ dâng hương tại Lăng Mộ cụ Hàn
Thuyên ở cánh đồng Quy Đông, thuộc làng Lưu Đồn, xã Thụy Hồng, Thái Thụy, Thái
Bình.
Với tâm nguyện và lòng tin tưởng đây là
những di bút, di vật, hiện vật, nhân chứng của 4 chi họ
Nguyễn
ở làng Lưu Đồn, trong đó có chi họ Nguyễn Văn là chi họ của cụ Hàn Thuyên, hiện
nay ông
Nguyễn
Văn Thành là trưởng chi.
- Ngày 16 tháng 12 năm 2011, là ngày 22
tháng 11 năm Tân Mão, tổ chức đi thăm Đền Thờ cụ Hàn Thuyên và thăm chi họ
Nguyễn Hữu - là chi họ của cụ Hàn Thuyên; ở xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh. Đoàn đã vào Đền thắp hương lễ cáo Thủy Tổ, thăm khuôn viên đền, gặp
gỡ thăm hỏi các thành viên chi họ Nguyễn Hữu, tuy lần đầu gặp gỡ mà tình cảm
thắm thiết như đã có từ lâu.
Dù rằng hiện nay các hậu duệ của cụ Hàn
Thuyên mang dòng họ Hàn hay họ Nguyễn, cũng đều có chung một cụ Tổ, ắt trở lên
gần gũi vì tình cảm huyết thống và lòng hiếu nghĩa với các bậc tiền nhân.
Đoàn
hậu duệ họ Hàn và họ Nguyễn
Dòng họ Hàn Ngọc ở xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên hy vọng chương trình: Tìm về cội nguồn Thủy Tổ, sẽ được
chắp nối khả dĩ xuyên suốt khoảng 700 năm từ khi thành lập và phát triển dòng
họ Hàn gốc Việt cho đến nay. Mọi trường hợp và có cơ hội quan hệ, các thành
viên họ Hàn hãy giúp đỡ lẫn nhau tìm về cội nguồn huyết mạch trên tinh thần: "
Con một cha, nhà một nóc; Nhiễu điều phủ lấy giá gương ".
Viếng
Lăng mộ cụ Hàn Thuyên
BAN ĐẠI
DIỆN HỌ HÀN NGỌC - CHI ẤT, ở xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, muốn được
quan hệ với tất cả các chi họ Hàn gốc Việt ở trong nước và ngoài nước, muốn có
những tư liệu ghi chép về Danh nhân Văn hóa lớn Hàn Thuyên. Rất trân trọng được
đón nhận !
Xin liên hệ: - ĐT: 03213.944.943; Email: sondisu2011@Gmail.com (Hàn Ngọc Sơn)
hoặc: - ĐTDĐ: 0902.212.956; Email:
ngoisaokhuevn@Gmail.com (Hàn Ngọc Hà)
hoặc: - ĐTDĐ: 01683.985.842 (Hàn Ngọc Hinh)
Trang Web: http://hanngocgiapha.blogspot.com
* * *