Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Mục phả hệ đang soạn thảo

                                     PHẢ HỆ HỌ HÀN NGỌC - CHI ẤT.
                 Định cư ở : Làng Thứa, Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
                                     -------------------------------------------------------------------------

*  Dựng " Phả hệ Họ Hàn Ngọc - Chi Ất ", là dựa vào các tư liệu như sau:
1- Quyển Tộc Phả làm năm Tân Dậu (1981), của nhóm Tác Giả đại diện chi Trưởng tộc:
                                         1) - Hàn Huy Sán, (đời thứ 14).
                                         2) - Hàn Ngọc Cẩm, (đời thứ 14).
                                         3) - Hàn Ngọc Năng, (đời thứ 14).
2- Quyển Tộc Phả do Cụ Hàn Ngọc Đôn (đời thứ 12) dịch thuật ra chữ Quốc ngữ từ quyển Tộc Phả do Cụ Hàn Ngọc Phong (đời thứ 11) biên soạn bằng chữ nho.
3- Quyển Tộc Phả do Cụ Hàn Ngọc Dục (đời thứ 12) biên soạn bằng chữ nho, từ Niên hiệu Bảo Đại thứ 6, năm Tân Mùi (1931). Ông Hàn Ngọc Sơn (đời thứ 14) nhờ thầy Thiều ở Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương, giúp đỡ dịch thuật .
4- Tổng hợp các "Giấy ghi nhân sự họ Hàn Ngọc, hộ gia đình", làm xong năm 2009.
5- Tổng hợp các ý kiến thu thập được, trong quá trình liên hệ, sưu tầm tìm hiểu, từ các thành viên trong họ Hàn và ngoài xã hội có liên quan với họ Hàn Ngọc.
6- Quyển Tộc Phả của hệ Hàn Đức ở Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên trao tặng. (Do ông Hàn Tam Nùng và Hàn Đức Hưng biên soạn).
7- Quyển Tộc Phả của hệ Hàn Quốc ở tỉnh Thanh Hoá và Hà Nam trao tặng tháng 8 năm 2003. Đại  diện liên hệ: Ông Hàn Đức Viêm, nhà số 10, Ngách 91/318, Ngõ318 đê La Thành, Khu Hào Nam, Hà Nội. ĐT: 0435.120.799.

*  Dựng Phả hệ họ Hàn Ngọc - Chi Ất, được chia làm 2 phần như sau:
1- Phần chung: " Phả hệ đại tôn họ Hàn Ngọc ", gồm từ đời thứ nhất (bậc khởi Tổ) đến đời thứ 7. Phần này chỉ biên soạn khái lược, do hạn chế ở tư liệu lịch sử.
2- Phần riêng: " Phả hệ họ Hàn Ngọc - Chi Ất ", gồm từ đời thứ 8 đến đời thứ 17. Phần này biên soạn chi tiết, cụ thể hơn, do có điều kiện tổ chức thu thập tư liệu tương đối đầy đủ.

* Quyển " TỘC PHẢ HỌ HÀN NGỌC - CHI ẤT ", biên soạn xong năm 2010, được ghi là Quyển I . Tuy nhiên, những nội dung ở quyển I sau đó vẫn có những phát sinh như: sinh, tử, dâu, rể, hộ gia đình mới, v.v.. , hàng năm vẫn cần được ghi chép bổ sung đầy đủ, (đó là đặc thù của việc làm tộc phả). Những thế hệ các đời tiếp sau làm Tộc Phả sẽ là Quyển II.

I - PHẢ HỆ ĐẠI TÔN HỌ HÀN NGỌC

- Theo quyển Tộc Phả Họ Hàn Ngọc làm năm Tân Dậu (1981); Và những tư liệu tộc phả có tính lịch sử còn lưu giữ được; Thì quá trình phát triển của dòng họ Hàn định cư ở Làng Thứa, Phủ lỵ Đường Hào (nay là xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Gồm có các hệ như: Hàn Ngọc; Hàn Đức...; Các hệ họ Hàn ghi chép được gia phả cũng chỉ từ thời hậu Lê (Lê Kính Tông 1600-1619) trở về sau này. Hệ Hàn Ngọc cũng chỉ ghi chép được từ bậc khởi tổ là Tổ khảo Hàn Lập Trai,  sinh thời khoảng những năm 1600, đã định cư ở Làng Thứa, Phủ lỵ Đường Hào; Từ đấy mà phát triển dòng họ Hàn, được ghi chép tóm lược  thời kỳ lịch sử dòng họ như sau: 



* Đời thứ nhất: (T1.) Tổ khảo HÀN LẬP TRAI, Tiên sinh thần vị (Tên hiệu).
- Sinh thời:        Khoảng những năm 1600, Triều Lê Kính Tông (1600-1619)
- Quê quán:       Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:         Nho học (Hán - Nôm).
- Chức nghiệp:  Tri phủ, Phủ Đồng Xuân (có chỗ ghi Đồng Nhân, không rõ tỉnh nào).
- Ngày giỗ:         Không ghi nhớ được.
* Cụ bà:           Không ghi nhớ được tên huý, ngày giỗ.


* Đời thứ hai: (T2.) Tổ khảo HÀN VĨNH SƠN, Thần vị (Tên hiệu).
- Sinh thời:        Khoảng những năm  1625, Triều Lê Thần Tông (1619-1643).
- Quê quán:       Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:         Nho học (Hán - Nôm).
- Chức nghiệp:  Tứ vệ chiếu phận Huyện thừa, Huyện Câu Kê (Không rõ tỉnh nào).
- Ngày giỗ:        Không ghi nhớ được.


* Đời thứ ba: (T3.) Tổ khảo HÀN PHÚC HƯNG, Thần vị (Tên hiệu).  
- Sinh thời:         Khoảng những năm 1650, tái Triều Lê Thần Tông (1649 - 1662)
- Quê quán:         Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:         Nho học (Hán - Nôm).
- Chức nghiệp:  Đề lại Huyện Đông Ngàn, Tỉnh Bắc Ninh.
- Ngày giỗ:        Ngày 9 tháng 5 âm lịch .

* Cụ bà:             NGUYỄN THỤC HẠNH . (Tên hiệu)
- Ngày giỗ:        Ngày 3 tháng 3 âm lịch.


* Đời thứ tư: (T4.) Tổ khảo HÀN PHÚC THỊNH, Thần vị (Tên hiệu)
- Sinh thời:        Khoảng những năm 1670, Triều Lê Huyền Tông (1663-1671).
- Quê quán:       Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:          Nho học (Hán-Nôm).
- Chức nghiệp:   Đề lại Huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương
- Ngày giỗ:         Ngày 2 tháng 5 âm lịch.

* Cụ bà:            NGUYỄN TỪ ÁI.  (Tên hiệu)
- Ngày giỗ:         Ngày 9 tháng 7 âm lịch.


* Đời thứ năm: (T5.) Tổ khảo HÀN BÁC NHÃ, Phủ quân Thần vị (Tên hiệu).
- Sinh thời:         Khoảng những năm  1700, Triều Lê Hy Tông (1676-1705).
- Quê quán:        Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:          Nho học (Hán-Nôm).
- Chức nghiệp:   Quang Tiến Thiên Lộc Đại phận,Tự Thiếu Khanh cẩm trạch nam.
- Ngày giỗ:         Ngày 18 tháng 4 âm lịch.

* Cụ bà:            LƯU TỪ NHÂN  (Tên Hiệu)
- Ngày giỗ:        Ngày 12 tháng 2 âm lịch. Phần mộ không ghi nhớ được.

* Đời thứ sáu: (T6.) Tổ khảo HÀN MINH TRIẾT, Phủ quân Thần vị (Tên hiệu).
- Sinh thời:         Khoảng những năm 1720, Triều Lê Dụ Tông, (1705-1729)
- Quê quán:       Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Chức nghiệp:  Tri Huyện, Huyện Thuỵ Anh, Tỉnh Thái Bình.
- Ngày giỗ:        Ngày 16 tháng 6 âm lịch.

* Cụ bà:           NGUYỄN TỪ THIỆN  (Tên hiệu).
- Ngày giỗ:         Ngày 19 tháng 5 âm lịch.
 

* Đời thứ bẩy: (T7.) Tổ khảo HÀN DIỄN THUỴ, Phủ quân (Tên hiệu). 
- Sinh thời:        Khoảng những năm 1750, Triều Lê Hiển Tông (1740-1786).
- Quê quán:       Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.   
- Chức nghiệp:  Tri Huyện, Huyện Vĩnh Khang (Không rõ tỉnh nào)
- Hàm:                 Khâm Phân Thư Hợp, Thị Nội Thư Tả, Tiến Công Thứ Lang.
- Ngày giỗ:         Ngày 11 tháng 10 âm lịch.

* Cụ bà:           NGUYỄN TỪ TRINH  (Tên Hiệu).
- Ngày giỗ:        Ngày 22 tháng 8 âm lịch.


* Đời thứ bẩy: (T7.) Tổ khảo HÀN QUỐC TỰ, Phủ quân (Tên hiệu). 
- Sinh thời:         Khoảng những năm 1750, Triều Lê Hiển Tông (1740-1786)
- Quê quán:         Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
- Học vấn:         Thi đậu Sinh đồ năm Đinh Dậu (1777) , Cảnh Hưng Thứ 38.
- Chức nghiệp:  Không rõ.
- Ngày giỗ:         Ngày 20 tháng 8 âm lịch.

* Cụ bà:           HÀN THỊ CUNG . (Ghi truyền 2 cụ không có con ?)


Chú thích : - Trong Tộc Phả không ghi rõ cụ Thuỵ và cụ Tự ai là anh , ai là em. Chỉ ghi ký tự là: cụ Thuỵ (7/1 ); cụ Tự (7/2), được hiểu cụ Thuỵ là anh, cụ Tự là em.
- Trong phần truyền đời thế Tổ đã ghi ở trên, không ghi rõ mối quan hệ trước sau, như Cha-Con; Bác-Cháu; Chú-Cháu ...; Nhận xét thấy có thể chỉ ghi phả hệ cho các huynh trưởng của chi trưởng tộc, còn các chi thứ không ghi trong quyển tộc phả này.
- Từ đời thứ 7 đến đời thứ 8, những tư liệu ghi chép trong phả hệ còn có những mâu thuẫn, chưa hợp lý; hiện tại chưa lý giải được (tạm chấp nhận như vậy). Rất mong có sự quan tâm, xem xét, đóng góp ý kiến của toàn gia tộc.
                                                                                                                                           
                                                                 * * *
                                                                                                                                                 
*  Theo quyển Tộc phả làm năm Tân Dậu (1981), thì cụ Hàn Diễn Thụy, Đời thứ 7.
Vợ là cụ Nguyễn Từ Trinh sinh hạ được 2 con trai, là đời thứ 8 như sau:
1- Hàn Nguyên Thưởng, Trưởng Chi Giáp.    
2- Hàn Ngọc Trường, Trưởng Chi Ất.
   Khi đất nước được yên ổn, họ tộc qui tụ về làng quê, hai cụ bàn bạc với họ tộc phân
làm 2 chi, Chi Giáp (Chi anh), Chi Ất (Chi em); Hai cụ còn  bàn định thống nhất đặt lại chữ đệm là Ngọc, tức " Hàn Ngọc ", để áp dụng cho toàn gia tộc.
   Kể từ khi phân chi việc ghi chép biên soạn tộc phả được làm riêng từng chi.

II - PHẢ HỆ HỌ HÀN NGỌC - CHI ẤT

   Biên soạn phần phả hệ họ Hàn Ngọc-Chi Ất, là từ Tổ khảo Hàn Ngọc Trường đời thứ 8, Trưởng Chi Ất. Từ đời thứ 9 gồm có 4 chi, (Nữ giới họ Hàn không phân chi ) sẽ biên soạn hoàn tất từng chi một (từ đời thứ 9 đến đời thứ 17); Trong chi sẽ biên soạn hoàn tất từng đời một, và theo thứ tự sinh của mỗi người trong hộ gia đình. Các thành viên trong họ Hàn Ngọc, dù chưa hay đã lập gia đình riêng, đều được ghi đầy đủ trong Tộc phả; Một số vị đời trước trong Tộc phả chỉ ghi là (mất sớm), thì nay Tộc phả cũng không ghi thêm nữa; Các hộ gia đình nữ và rể, nói chung chỉ ghi tóm lược đến đời con trong Tộc phả họ Hàn Ngọc ( một số trường hợp ghi thêm đến đời cháu ...).
Chú thích: Riêng các vị nữ giới đời thứ 9 sẽ biên soạn cùng trong một phần cho tiện việc xem Tộc phả. (ghi chép ở phần cuối).
   Để hiểu đúng một số chức danh của thời phong kiến quy định, giải thích như sau:
- Chức Lềnh Trưởng lấy ra từ chữ Lệnh, có nghĩa là làm việc truyền lại những gì của Làng đã bàn định cho Giáp mình cùng biết rõ (Có thể hiểu là Chức truyền lệnh).
- Chức Lão Nhiêu: Thời phong kiến khi Làng cần tiêu đến tiền để làm việc chung, những người có tiền bỏ ra góp theo quy định 1 xuất là bao nhiêu, thì người đó không phải làm việc gì khi Làng cần huy động nhân lực ...
- Tộc Biểu: Thường là người Trưởng Tộc một dòng họ, có chân trong Hội Đồng Tộc Biểu của Làng (loại hình gần giống như Hội Đồng nhân dân xã ngày nay).

Số lượng xem

Lưu trữ Blog